Hotline:1900 63 69 13
oicminh@oic.com.vn

Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều khó khăn như giá tôm giảm, thức ăn nuôi tôm tăng, giá điện tăng,… Thêm vào đó là một số loại bệnh trên con tôm đang hoành hành. Vì vậy, bà con nên nhận biết và phòng tránh kịp thời.

Tôm thẻ
Nhận biết một số loại bệnh thường gặp ở tôm, giúp bà con chủ động hơn trong việc phòng tránh bệnh.

Cách phòng bệnh phổ biến trên tôm

Phòng bệnh trên tôm đang trở thành thách thức khó khăn, đối với bà con nông dân nuôi tôm hiện nay. Để đảm bảo sức khỏe bà con cần lựa chọn nguồn giống sạch, không bị nhiễm bệnh. Tuân thủ theo đúng quy trình, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng. Cần vệ sinh ao nuôi định kỳ, chủ động loại bỏ các loại tảo độc trong ao nuôi. Đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con tôm.

Qua từng giai đoạn nuôi, bà con nên cung cấp lượng thức ăn phù hợp. Đồng thời tăng cường đề kháng cho tôm bằng cách: Cung cấp các loại khoáng chất và vitamin, các loại men tiêu hóa cần thiết,… trộn vào thức ăn theo tỷ lệ nhất định, và đặc biệt không thể thiếu thực phẩm bổ sung giúp hỗ trợ phòng bệnh cho tôm hiệu quả bằng công nghệ nano như: Nano Milk Thistle ( Tôm tím), Nano Eugenol ( Tôm bạc), Nano Carvacrol ( Tôm xanh)

Chủ động theo dõi tình hình biến đổi khí hậu, nguồn nước, kiểm tra độ pH phù hợp để có những biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, bà con cần chủ động nhận biết các bệnh có thể xuất hiện trên con tôm. Trong phần tiếp theo của bài viết, OIC NEW xin đề cập đến 8 loại bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp nhất mà bà con nên chú ý.

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần 1)

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPNS)

Nguyên nhân gây ra bệnh: Là do vi khuẩn có tên là Vibrio Parahaemolyticus có độc lực cao. 

Biểu hiện của bệnh: Khi tôm mắc bệnh, gan tụy bị teo đi và có màu nhợt nhạt. Ruột tôm bị rỗng hoặc đứt đoạn.

Cách phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính: Tiến hành kiểm tra mật độ của vi khuẩn Vibrio trong môi trường nước áo  và đất nuôi tôm. Nếu có thể, nên nuôi xen canh thêm cá rô phi hoặc các loài cá khác trong ao, tạo quần thể vi sinh. Bên cạnh đó bà con nên sử dụng sản phẩm Nano Milk Thistle ( Tôm tím) hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng bệnh các bệnh về gan, tụy trên tôm với các công dụng chính:

  • Nâng cao sức đề kháng cho Tôm, cá do thay đổi nhiệt độ và pH của môi trường.
  • Hỗ trợ phòng ngừa bệnh phân trắng ở tôm.
  • Hỗ trợ phòng ngừa bệnh gan, tụy ở tôm, cá.
  • Tăng cường chức năng gan, tụy ở tôm,cá.
  • Tăng cường chức năng hệ miễn dịch ở tôm, cá.
  • Hỗ trợ giải độc gan, tụy.
  • Hỗ trợ phòng bệnh sưng gan( hoại tử gan).

Hướng dẫn sử dụng:

  • 2-3m/kg thức ăn khi phòng bệnh
  • Cho ăn 7-10 ngày liên tục và lặp lại sau 3-4 ngày
  • 5-7ml/kg thức ăn khi dịch bệnh
  • Cho ăn 7-12 ngày liên tục và lặp lại sau 1-2 ngày

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV)

Nguyên nhân gây ra bệnh: Do loại virus có tên gọi là Infectious Hypodermal and hematopoietic Necrosis Virus(IHHNV) gây ra.

Bệnh hoại tử cơBệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô.

Biểu hiện của bệnh: Tôm thẻ chân trắng khi mắc bệnh sẽ bị giảm tăng trưởng từ 10 – 30%. Một số bộ phận như ngực bị biến dạng, râu tôm quăn, vỏ bị thô ráp và con tôm trông còi cọc.

Cách phòng bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô: Giống như các bệnh do virus gây ra. Bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị. Biện pháp tốt nhất mà người dân cần làm, đó chính là giảm tác hại ở 3 việc là: Thứ nhất là kiểm soát con giống, thứ 2 là nâng cao dinh dưỡng cho tôm nhằm tăng đề kháng và cuối cùng là kiểm tra chặt chẽ môi trường nước trong ao.

Bệnh đốm trắng (WSSV)

Nguyên nhân gây ra bệnh: Virus gây ra bệnh đốm trắng trên tôm thẻ có tên là White spot Syndrome (WSSV), ký sinh trong thân tôm. Virus tấn công nhiều mô tế bào, xuất hiện nhiều nhất ở tế bào mô da. Một khi WSSV xâm nhập sẽ gây chết hàng loạt cá thể tôm, từ ấu trùng cho đến tôm giống rồi tôm trưởng thành.

Bệnh đốm trắngBệnh đốm trắng do Virus White spot Syndrome (WSSV) gây ra.

Biểu hiện của bệnh: Mầm bệnh có trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài thông qua nguồn nước, các ký chủ trung gian. Một khi chất thải tôm nhiều, nguồn nước bị ô nhiễm hay do biến đổi thời tiết, con tôm bị yếu đi. Sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển. Bệnh phát triển nhất lúc giao mùa. Tôm bơi yếu, trôi dạt và kém ăn. Khi quan sát sẽ thấy những đốm trắng tròn, xuất hiện ở dưới lớp vỏ kitin. Xuất hiện toàn thân hoặc ở giáp đầu ngực, thân tôm xuất hiện màu tím. Tôm có thể chết 100% chỉ từ 3 – 5 ngày sau khi có dấu hiệu bệnh.

Cách phòng bệnh đốm trắng: Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào. Vì vậy, người dân phải nâng cao cảnh giác hơn trong việc phòng tránh bệnh. Nên vớt hết tôm chết ra khỏi ao. Sử dụng Chlorine với liều lượng 30kg/1000m3 hoặc có thể sử dụng formol 200 lít/1000m3 hòa với nước để tạt đều quanh ao. Tiếp tục ngâm ao 7 ngày rồi mới xả ra môi trường. Khi phát hiện bệnh, bà con nên thu hoạch tôm ngay nhằm mục đích giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất có thể.

Ngoài ra bà con nên sử dụng thêm sản phẩm Nano Carvacrol ( Tôm xanh) sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh đốm trắng ở Tôm, với các công dụng chính:

+ Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh đốm trắng, đỏ thân (White Spot Syndrome Virus -WSSV).

+ Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh trống ruột , rớt đáy ( virus óng ánh – Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1)).

+ Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh đầu vàng (Yellow Head Disease – YHV).

+ Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả hội chứng liên quan đến mang (Gill-associated Virus – GAV)

+ Nâng cao sức đề kháng cho Tôm, Cá do thay đổi nhiệt độ và pH của môi trường.

+ Tăng cường chức năng hệ miễn dịch ở Tôm, Cá.

+ Hỗ trợ giải độc gan, tụy.

Cách sử dụng:

+ 0.2-0.3 ml/kg thức ăn khi phòng bệnh

+ Cho ăn 7-10 ngày liên tục và lặp lại sau 2-3ngày

+ 0.4-0.5 ml/kg thức ăn khi dịch bệnh

+ Cho ăn 7-12 ngày liên tục và lặp lại sau 1-2 ngày

Chú ý: Không được dùng quá liều lượng cho phép

Bệnh đỏ đuôi tôm hay còn gọi là hội chứng Taura

Nguyên nhân gây ra bệnh: Bệnh do virus gây ra. Ban đầu, virus này được phân loại thuộc họ Picornaviridae, nhưng đến năm 2005 đã được tái phân loại và thuộc họ Dicistrovirdae.

Biểu hiện của bệnh: Bệnh đuôi đỏ xuất hiện khi tôm vào giai đoạn 2 tuần tuổi cho đến khi tôm trưởng thành. Ở giai đoạn cấp tính, chúng khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, hệ tiêu hóa của tôm bị phá hủy. Tốc độ lây lan khá nhanh. Một khi tôm mắc bệnh, phần đuôi tôm sẽ phồng lên và chuyển thành màu đỏ. Các vết đỏ sau đó chuyển thành các đốm đen trên biểu bì. Một khi chuyển qua giai đoạn mãn tính, các đốm nhiễm Melanin sẽ xuất hiện nhiều thêm.

Tôm biếng ăn, bị lờ đờ trên mặt nước, rúc vào ao hoặc đầm nuôi tôm. Con tôm sẽ chết lúc lột xác. Gan tụy xuất hiện màu vàng hơn bình thường, mang bị sưng. Bệnh này rất nguy hiểm đối với tôm thẻ, thời gian ủ bệnh tương đối ngắn, tỷ lệ chết của tôm lên đến 95%.

Cách phòng bệnh đỏ đuôi tôm: Bà con nuôi tôm cần áp dụng các biện pháp tổng hợp về quản lý và cách xử lý môi trường của nước trong ao nuôi. Phải đảm bảo được nguồn nước nuôi đã được xử lý, lắng lọc để không chứa mầm bệnh gây hại.

Hiện nay, chưa có bất kỳ một quy trình hay cách điều trị gì cho bệnh. bệnh sẽ xuất hiện trên tôm cho đến khi tôm chết. Việc bà con cần làm, đó chính là kiểm soát dịch bệnh, hạn chế tối đa thiệt hại nhất. Giải pháp cơ bản được đặt ra, đó chính là không cho con tôm lột xác trong quá trình bị bệnh. Bằng cách giảm thức ăn, duy trì độ pH trên 8.0, trục khí liên tục và duy trì môi trường nước ở mức tốt nhất có thể.

Còn tiếp….

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

03/07/2023

OIC NEW trao chứng nhận cho các hộ nuôi tôm đạt thành tích xuất sắc

Nhằm khích lệ, động viên thêm tinh thần cho các chủ đầm đã ứng dụng công nghệ nano của Nano Thủy Sản vào nuôi tôm...
ĐỌC TIẾP

30/06/2023

Hướng dẫn cách quan sát cá Koi để phát hiện các triệu chứng ban đầu khi cá bị bệnh

Làm cách nào để nhận ra những triệu chứng bệnh của cá Koi Điều quan trọng đối với một người nuôi cá Koi là bạn...
ĐỌC TIẾP

28/06/2023

Tìm hiểu chi tiết 10 bệnh thường gặp ở cá Koi

Cá Koi là loại cá chép dễ thích nghi với môi trường sống mới. Tuy nhiên chúng khá kén chọn môi trường nước và ưa...
ĐỌC TIẾP

24/06/2023

OIC NEW tham gia tuyển dụng tại ngày hội việc làm 2023 tại VNUA

Ngày 23/06/2023 Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức “Ngày hội việc làm năm 2023” thu hút 68 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng...
ĐỌC TIẾP

20/06/2023

THÔNG BÁO DIỄN ĐÀN TÔM VIỆT 2023 – “NUÔI TÔM CÔNG NGHỆ CAO HƯỚNG ĐẾN BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ”

I. Bối cảnh Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển nuôi tôm và chế biến các sản phẩm từ tôm, đặc biệt là...
ĐỌC TIẾP

03/06/2023

Toạ đàm – Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa OIC NEW và Trường Đại học Bạc Liêu trong đào tạo và tuyển dụng

Chiều ngày 02/6/2023 tại Hội trường Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Bạc Liêu đã tổ chức chương trình toạ đàm...
ĐỌC TIẾP

31/05/2023

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần cuối)

Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản được nuôi nhiều ở các tỉnh nước ta mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên,...
ĐỌC TIẾP

26/05/2023

NANO EUGENOL ( TÔM BẠC) – HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH ƯƠNG TÔM HIỆU QUẢ BẰNG CÔNG NGHỆ NANO

Trong nuôi nuôi tôm thẻ chân trắng, ngoài chất lượng nước thì con giống cũng là một yếu tố quan trọng giúp tăng thành công...
ĐỌC TIẾP